CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH CNKT CƠ ĐIỆN TỬ KHÓA 2019

01
01
'70

Chương trình khung  ngành CNKT Cơ điện tử khóa 2019

UỶ BAN NHÂN DÂN TP.HCM

TRƯỜNG CĐCN THỦ ĐỨC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

(Ban hành theo Quyết định số …/QĐ-CNTĐ- ĐT ngày … tháng … năm 2019 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.)

 

  • Tên ngành, nghề đào tạo:

Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử

  • Tên tiếng Anh:  

Mechatronic Engineering

  • Mã ngành, nghề:          

6510304

  • Hình thức đào tạo:

Chính quy

  • Đối tượng tuyển sinh:

Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

  • Thời gian đào tạo:

2.5 năm

 

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1.1. Mục tiêu chung:

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử trình độ cao đẳng đào tạo cho người học có năng lực cơ bản để phát triển toàn diện. Hình thành các năng lực chuyên môn như thiết kế, lập trình, lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng máy sản xuất đơn lẻ hoặc dây chuyền sản xuất tự động. Có kiến thức về công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc. Có kiến thức về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

Về kiến thức:

  • Có kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật và an ninh quốc phòng phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc;
  • Kiến thức về chuyển động của vật thể, các quy luật chuyển động của vật thể dưới tác động của lực;
  • Kiến thức về cấu tạo, hoạt động, quá trình thiết kế các chi tiết máy và máy trong ngành cơ khí; tính toán khả năng chịu lực của các chi tiết máy, các điều kiện và khả năng chịu lực và biến dạng;
  • Kiến thức cơ bản về dung sai và lắp ghép các mối ghép thông dụng trong ngành cơ khí; kiến thức về dụng cụ đo, phương pháp đo và cách xử lý kết quả đo;
  • Kiến thức cơ bản về phép chiếu, phương pháp biểu diễn vật thể, các quy tắc – tiêu chuẩn nhà nước về bản vẽ và các loại bản vẽ dùng trong chuyên ngành;
  • Có kiến thức cơ bản về nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử, hoạt động của các mạch điện tử cơ bản;
  • Kiến thức về hệ thống truyền động điện trong các sản phẩm cơ điện tử cũng như hệ thống cơ điện tử bao gồm cả truyền động điện của cơ cấu chấp hành và điện tử công suất;
  • Có kiến thức cơ bản về đo lường điện – điện tử và thiết bị đo;
  • Có kiến thức cơ bản về cách thức lập trình, tư duy lập trình, kỹ thuật lập trình sử dụng ngôn ngữ lập trình;
  • Kiến thức cơ bản về an toàn lao động, môi trường công nghiệp;

Về kỹ năng:

  • Có năng lực về kỹ thuật sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì máy và thiết bị;
  • Vận dụng được các kiến thức về hệ thống sản xuất dựa trên nền tảng kỹ thuật khí nén, thủy lực, điện. Kiến thức về các quá trình diễn ra của hệ thống điện, khí nén, thủy lực. Kiến thức thiết kế các hệ thống sản xuất vừa và nhỏ từ đó có thể đề ra nhiệm vụ bảo trì, bảo dưỡng;
  • Vận dụng được các kiến thức về hệ thống kỹ thuật số, xử lý tin hiệu số cũng như lập trình các thiết bị dựa trên nền tảng kỹ thuật số;
  • Vận dụng được các kiến thức nền tảng về hệ thống sản xuất, tự động hóa quá trình sản xuất, sản xuất tích hợp;
  • Vận dụng được các kiến thức về công nghệ CAD/CAM-CNC, kỹ thuật tính toán, mô phỏng số;
  • Phân tích được đặc điểm, qui trình sản xuất các chi tiết máy, trang thiết bị công nghệ trong ngành cơ khí tự động hóa, cơ điện tử;
  • Thiết kế và tiến hành thí nghiệm với các kỹ thuật thích hợp và công cụ; giải thích và phân tích dữ liệu.
  • Thực hiện các hoạt động trong các giai đoạn của thiết kế hệ thống (ý tưởng, thiết kế sơ bộ và thiết kế chi tiết); áp dụng các mô hình quá trình phù hợp cho các đề án phát triển cụ thể; xây dựng quy trình cho các sản phẩm đơn lẻ, sản phẩm mềm, hay sản phẩm cải tiến;
  • Minh họa việc chế tạo các chi tiết; việc lắp ráp các chi tiết thành những cụm chi tiết;
  • Phân tách hệ thống thành các module thiết kế, tổ chức của hệ thống; diễn giải được thuật toán (cấu trúc dữ liệu, kiểu điều khiển) và ngôn ngữ lập trình sử dụng;
  • Triển khai, vận hành và bảo trì hệ thống cơ điện tử tại các phân xưởng, xí nghiệp sản xuất.
  • Thực hành viết mạch lạc và trôi chảy, biết cách viết các văn bản kỹ thuật, văn bản chính và không chính thức, báo cáo;
  • Kỹ năng chuẩn bị bài thuyết trình, sử dụng các hình thức giao tiếp khác nhau (tin nhắn, thư điện tử, trang web,…);
  • Kỹ năng vẽ phác thảo và vẽ, xây dựng bảng biểu, đồ thị, biểu đồ; phân tích các bản vẽ kỹ thuật;
  • Đạt được chứng chỉ Tiếng Anh TOEIC 350 quốc tế hoặc chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương.
  • Đạt được chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao do Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức công nhận.

Về mức tự chủ và trách nhiệm:

  • Có khả năng tự học và làm việc độc lập;
  • Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành  cơ điện tử, đúc kết kinh nghiệm để hình thành  kỹ năng tư duy, lập luận.
  • Hiểu/giải thích các giai đoạn của việc thành lập nhóm và vòng đời của nhóm; xác định các vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm;nhận biết được các điểm mạnh và điểm yếu của nhóm;
  • Xác định được các mục tiêu và công việc cần làm, đưa ra kế hoạch và tạo điều kiện cho các cuộc họp có hiệu quả;
  • Xác định các nguyên tắc của nhóm, các chiến lược cho sự phản hồi, đánh giá, và tự đánh giá; xác định các kỹ năng cho sự duy trì và phát triển nhóm, các kỹ năng cho sự phát triển cá nhân trong phạm vị nhóm.
  • Thực hành làm việc trong nhiều loại nhóm khác nhau, thực hành sự hợp tác kỹ thuật với các thành viên trong nhóm.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, sinh viên có thể làm việc ở các vị trí sau:

  • Thiết kế, lắp ráp và điều khiển các máy sản xuất đơn lẻ hoặc dây chuyền sản xuất tự động;
  • Trực tiếp vận hành dây chuyền sản xuất, máy gia công cơ khí chính xác (CNC);
  • Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy tự động, hệ thống và các bộ phận của dây chuyền sản xuất.
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng trong các doanh nghiệp cung cấp thiết bị cơ điện tử.

2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN KHOÁ HỌC:

  • Số lượng học phần: 32
  • Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 81 tín chỉ
  • Khối lượng các học phần chung/đại cương: 19 tín chỉ
  • Khối lượng các học phần chuyên môn: 62 tín chỉ
  • Khối lượng lý thuyết: 30 tín chỉ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 51 tín chỉ
  • Thời gian khóa học: 2.5 năm

3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

TT

MÃ HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN

Khối lượng

(tín chỉ)

Thời lượng (giờ)

TỔNG SỐ

LÝ THUYẾT

THỰC HÀNH

TỔNG SỐ

LÝ THUYẾT

THỰC HÀNH

A

Các học phần chung/đại cương

19

11

8

450

160

275

1

DCC100280

Giáo dục chính trị

4

3

1

75

41

34

2

DCC100220

Pháp luật

2

2

0

30

18

12

3

DCK100031

Giáo dục thể chất 1

1

0

1

30

4

26

4

DCK100032

Giáo dục thể chất 2

1

0

1

30

1

29

5

DCC100290

Giáo dục quốc phòng và an ninh

3

2

1

75

36

39

6

NNK100040

Tiếng Anh 1B

2

1

1

45

15

30

7

NNC100040

Tiếng Anh 2

3

2

1

75

30

45

8

DCC100191

Tin học

3

1

2

75

15

60

B

Các học phần chuyên môn ngành, nghề

62

19

43

1845

285

1560

I

Học phần cơ sở

25

12

13

570

150

420

1

CSC123010

Nhập môn CNKT cơ điện tử

2

1

1

45

15

30

2

CSK130040

CAD cơ khí

3

1

2

75

15

60

3

CNK130100

CAD điện tử

3

1

2

75

15

60

4

CSK130060

Lập trình máy tính

3

1

2

75

15

60

5

CSC102160

Dung sai

2

2

0

30

30

0

6

CSC123020

Cơ ứng dụng

2

1

1

45

15

30

7

CNC123010

Cơ sở công nghệ chế tạo máy

2

1

1

45

15

30

8

CSC123040

Thiết bị điện tử

3

1

2

75

15

60

9

CSC123030

Kỹ thuật số

3

1

2

75

15

60

10

CSK123010

An toàn lao động và môi trường công nghiệp

2

2

0

30

0

30

II

Học phần chuyên môn

37

9

28

1275

135

1140

II.1

Học phần bắt buộc

35

8

27

1230

120

1110

1

CNC102300

Công nghệ CNC

2

1

1

45

15

30

2

CNC102310

Thực tập CNC

2

0

2

90

0

90

3

CNC123020

Vi điều khiển và ứng dụng

4

2

2

90

30

60

4

CNK130020

Lập trình PLC và ứng dụng

3

1

2

75

15

60

5

CNK130030

Kỹ thuật đo lường và cảm biến

2

1

1

45

15

30

6

CNK130040

Công nghệ khí nén và thủy lực

3

1

2

75

15

60

7

CNK130110

Thiết bị cơ điện

3

1

2

75

15

60

8

CNC123030

Thiết kế hệ thống cơ điện tử

2

1

1

45

15

30

9

CNK130050

Thực tập gia công cơ khí

4

0

4

180

0

180

10

CNC123050

ĐAMH thiết kế hệ thống cơ điện tử

1

0

1

30

0

30

11

TNC129030

Robot công nghiệp

2

0

2

90

0

90

12

TNC123050

Thực hành hệ thống MPS

2

0

2

90

0

90

13

TNC123010

Thực tập tốt nghiệp

5

0

5

300

0

300

II.2

Học phần tự chọn

2

1

1

45

15

30

1

CNC129080

Mạng truyền thông công nghiệp

2

1

1

45

15

30

2

CNK130090

CAD Cơ khí ứng dụng

2

1

1

45

15

30

3

CNK123010

Khí cụ điện – Trang bị điện

2

1

1

45

15

30

Tổng cộng:

81

30

51

2295

445

1835

 

4. TIẾN TRÌNH ĐÀO TẠO

Từ khóa: