CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG NGÀNH TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP KHÓA 2023

01
01
'70

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TP.HCM

TRƯỜNG CĐCN THỦ ĐỨC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

(Ban hành theo Quyết định số …………………….  ngày … tháng …. năm 2023 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.)

 

  • Tên ngành, nghề đào tạo:

TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP

  • Tên tiếng Anh:  

INDUSTRIAL AUTOMATION

  • Mã ngành, nghề:          

6520264

  • Hình thức đào tạo:

Chính quy

  • Đối tượng tuyển sinh:

Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

  • Thời gian đào tạo:

2.5 năm

  • Trình độ
Cao đẳng

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung:

Chương trình đào tạo ngành Tự động hóa công nghiệp trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện. Chương trình này hình thành cho người học các năng lực chuyên môn như thiết kế, lập trình, lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện điều khiển trong các dây chuyền sản xuất cũng như lập trình, thiết kế hệ thống Web Server, IOT đáp ứng yêu cầu công nghiệp 4.0. Người học được trang bị kiến thức về công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc cùng với kiến thức về chính trị và pháp luật đáp ứng yêu cầu xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn.

Mục tiêu cụ thể:

Kiến thức:

Khi kết thúc chương trình, học sinh sinh viên có thể:

  • Trình bày được các nguyên tắc và tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn diện cho người và thiết bị;
  • Trình bày được phương pháp đo kiểm các thiết bị điện và không điện;
  • Trình bày được chức năng, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của: Các loại động cơ, các loại cảm biến, các mạch điện tử cơ bản; thiết bị đo lường, các bộ điều khiển lập trình (PLC, vi điều khiển), các bộ điều khiển chuyên dụng, hệ điều khiển điện - khí nén, các thiết bị đóng cắt, bảo vệ như: relay, công tắc tơ, cảm biến, ...;
  • Trình bày được các phương pháp lắp đặt các thiết bị tự động hóa công nghiệp;
  • Trình bày được các phương pháp lập trình điều khiển quá trình, tuần tự, song song, ngẫu nhiên;
  • Trình bày được nguyên lý hoạt động, các chức năng, cách lập trình chuyển động cho robot công nghiệp;
  • Phân loại được các chuẩn truyền thông công nghiệp;
  • Giải thích được hệ thống điều khiển tự động, SCADA, mạng truyền thông công nghiệp;
  • Trình bày được kiến trúc và các thành phần của một hệ thống IOT;
  • Vận dụng được các giải pháp cơ bản để xây dựng một hệ thống IIoT, ứng dụng trong công nghiệp thông dụng;
  • Phân tích được các giải thuật điều khiển cơ bản trong công nghiệp: ON/OFF, PID;
  • Trình bày được ý nghĩa các thông số cài đặt trong các bộ điều khiển công nghiệp thông dụng;
  • Nhận biết và hiểu được các kí hiệu, qui ước của các bản vẽ kỹ thuật, các sơ đồ điện chuyên ngành theo tiêu chuẩn IEC;
  • Trình bày được quy trình kiểm tra, bảo dưỡng, hiệu chỉnh các hệ thống điều khiển tự động;
  • Trình bày được các qui tắc về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ;
  • Phân tích được quy trình, nội dung tư vấn kỹ thuật và kinh doanh thiết bị tự động;
  • Vận dụng được các tiện ích, tính năng của tin học vào công tác văn phòng và hoạt động nghề nghiệp;
  • Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

- Kỹ năng:

Chương trình sẽ cung cấp cho học sinh sinh viên những kỹ năng sau đây:

  • Đọc được các kí hiệu, qui ước của các bản vẽ kỹ thuật, các sơ đồ điện chuyên ngành theo tiêu chuẩn IEC;
  • Tính toán, lựa chọn, kiểm tra được tình trạng hoạt động và sử dụng các loại động cơ, cảm biến, mạch điện tử cơ bản, thiết bị đo lường và điều khiển, các cơ cấu hành khí nén/thủy lực, các thiết bị trung gian như: relay/công tắc tơ...;
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng để tính toán, thiết kế sơ đồ mạch và lắp ráp các mạch điện tử cơ bản; tính toán, thiết kế sơ đồ đấu nối các bộ điều khiển với thiết bị ngoại vi;
  •  Lắp đặt, cài đặt được thông số và vận hành được các thiết bị, tủ/bảng điện, dây chuyền sản xuất và hệ thống tự động;
  • Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề chuyên dùng thông dụng;
  •  Lập trình điều khiển được hệ thống sử dụng các bộ điều khiển số: PLC, vi điều khiển...;
  •  Lập trình được ứng dụng điều khiển chuyển động cơ bản của cánh tay robot;
  •  Lập trình được giao diện điều khiển giám sát trên máy tính và HMI;
  •  Lắp đặt, cài đặt và cấu hình được thông số cho các dòng IIoT Gateway thông dụng;
  • Lập trình giao diện số biểu diễn, truy vấn, thu thập dữ liệu và lưu trữ;
  • Xây dựng một hệ thống IIoT cơ bản ứng dụng trong công nghiệp thông dụng;
  • Bảo trì, sửa chữa được thiết bị và hệ thống tự động;
  • Tư vấn kỹ thuật được cho khách hàng về kinh doanh thiết bị tự động;
  • Tổ chức thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật trong thi công lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, hiệu chuẩn các thiết bị trong hệ thống điều khiển tự động hóa;
  • Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
  • Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

  • Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;
  • Tự chịu trách nhiệm về chất lượng công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm theo các tiêu chuẩn và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm;
  • Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
  • Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.

- Năng lực ngoại ngữ:

  • Có chứng chỉ Tiếng Anh TOEIC 350 quốc tế hoặc chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương hoặc được đánh giá đạt trong kỳ thi đánh giá năng lực Tiếng Anh chuẩn đầu ra do Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức tổ chức.
  • Hoặc: Có chứng chỉ Tiếng Hàn Topik 1 cấp độ 2 do Viện Giáo dục quốc tế Quốc gia Hàn Quốc cấp.
  • Hoặc: Có chứng chỉ Tiếng Nhật JLPT hoặc NAT-TEST cấp độ N5;
  • Lưu ý: Để được tham dự kỳ thi đánh giá năng lực Tiếng Anh chuẩn đầu ra do Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức tổ chức, sinh viên phải tham gia học và được đánh giá đạt các học phần Anh văn trong chương trình đào tạo.

- Năng lực sử dụng CNTT:

  • Có chứng chỉ Công nghệ thông tin nâng cao do Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức cấp hoặc có chứng chỉ kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao theo quy định tại thông tư số 03/2014/TT-BTTTT

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

  • Lắp đặt thiết bị và hệ thống tự động;
  • Vận hành, giám sát hệ thống tự động;
  • Bảo trì, sửa chữa thiết bị và hệ thống tự động;
  • Tư vấn kỹ thuật và kinh doanh thiết bị tự động;
  • Thiết kế, thi công, lập trình điều khiển sử dụng vi điều khiển (hệ thống nhúng);
  • Thiết kế, thi công, lập trình điều khiển sử dụng bộ điều khiển công nghiệp;
  • Lắp đặt, lập trình, vận hành Robot công nghiệp.

2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN KHOÁ HỌC

  • Số lượng môn học/học phần: 33
  • Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 91 tín chỉ/ 2355 giờ
  • Khối lượng các môn học/học phần chung: 19 tín chỉ/ 435 giờ
  • Khối lượng các môn học/học phần chuyên môn: 72 tín chỉ/ 1920 giờ
  • Khối lượng lý thuyết: 47 tín chỉ/ 693 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 44 tín chỉ/ 1662 giờ

3. TIẾN TRÌNH ĐÀO TẠO

 

Từ khóa: