CNKT Điều khiển và Tự động hóa

01
01
'70

Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa thuộc khoa Công nghệ tự động đào tạo theo hướng lắp đặt, bảo trì và vận hành hệ thống điện điều khiển kết hợp với lập trình điều khiển và giám sát hoạt động các thiết bị điện trong dây chuyền sản xuất

Giới thiệu về điều khiển và điều khiển tự động hóa:

Điều khiển là quá trình thu thập thông tin, xử lý thông tin và tác động lên các hệ thống để biến đổi, hiệu chỉnh sao cho đáp ứng của hệ thống đạt được mục đích đã định trước. Quá trình điều khiển không cần sự tham gia trực tiếp của con người gọi là điều khiển tự động.

Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa thuộc khoa Công nghệ tự động đào tạo theo hướng lắp đặt, bảo trì và vận hành hệ thống điện điều khiển kết hợp với lập trình điều khiển và giám sát hoạt động các thiết bị điện trong dây chuyền sản xuất. Cụ thể:

Kiến thức

  • Trình bày được các nội dung cơ bản về kỹ thuật điều khiển và tự động hóa quá trình sản xuất: thủy lực khí nén, cảm biến, vi điều khiển, PLC, mạng công nghiệp, …
  • Phân tích được cấu trúc và nguyên lý làm việc của hệ thống điều khiển tự động.
  • Trình bày được các tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt tủ điện điều khiển.
  • Áp dụng được những kiến thức kỹ thuật điện, kỹ thuật điều khiển tự động, kỹ thuật cảm biến, lập trình điều khiển vào những ứng dụng cụ thể.

Kỹ năng

  • Lập trình điều khiển tự động (PLC, Biến tần…) cho các dây chuyền tự động trong quá trình sản xuất và dân dụng theo yêu cầu công nghệ.
  • Vận hành được các thiết bị điện công nghiệp và các hệ thống tự động thông dụng trong công nghiệp.
  • Bảo trì, bảo dưỡng, phát hiện và xử lý được các sự cố đơn giản trong hệ thống tự động;
  • Thi công và lắp đặt các tủ điều khiển trong các hệ thống tự động.
  • Tổ chức thực hiện được một dự án nhỏ.
  • Lập kế hoạch thực hiện dự án, viết báo cáo công việc.

Thái độ:

  • Có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
  • Tinh thần kỷ luật, tác phong công nghiệp.
  • Tuân thủ pháp luật.
  • Yêu thích các họat động thể dục thể thao, rèn luyện thân thể.
  • Tinh thần hợp tác làm việc nhóm.
  • Tinh thần cầu tiến.
  • Có tinh thần tìm tòi, cải tiến trong công việc.

Kỹ năng mềm:

  • Khả năng làm việc nhóm, tổ chức và phân công nhiệm vụ theo nhóm.
  • Báo cáo thuyết trình được dự án ( trình bày ý tưởng, bảo vệ ý tưởng, báo cáo kết quả,..)
  • Lập kế hoạch và triển khai thực hiện công việc cho bản thân hoặc cho một nhóm theo kế hoạch chung của đơn vị.
  • Vận dụng được các kỹ năng giao tiếp cơ bản trong tìm kiếm việc làm và hòa nhập được vào các môi trường làm việc khác nhau.
  • Báo cáo thuyết trình được dự án ( trình bày ý tưởng, bảo vệ ý tưởng, báo cáo kết quả,..).

Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

  • Cán bộ kỹ thuật trong các bộ phận kỹ thuật quản lý điều hành sản xuất, kỹ thuật viên thiết kế và lắp đặt các hệ thống tự động, kỹ thuật viên bảo trì giám sát hệ thống sản xuất tự động.
  • Kỹ thuật viên làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực tự động hóa, rôbôt, với vai trò là người thực hiện trực tiếp.
  • Tham gia tổ chức sản xuất, kinh doanh, bảo trì các thiết bị và hệ thống sản xuất tự động tại các cơ sở sản xuất. 

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

  • Có khả năng tự nghiên cứu, tự học tập, cập nhật kiến thức mới thuộc chuyên ngành đào tạo dựa trên kiến thức nền đã được trang bị.
  • Học liên thông Cao đẳng, Đại học ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa hoặc ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
Từ khóa: