CNKT Cơ điện tử

01
01
'70

Ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử thuộc khoa Công nghệ tự động đào tạo theo hướng lắp đặt, bảo trì và vận hành các hệ thống cơ kết hợp lập trình điều khiển và giám sát hoạt động của các dây chuyền sản xuất

Giới thiệu về cơ điện tử:

Cơ điện tử là thuật ngữ cỉ lĩnh vực khoa học công nghệ giao nhau giữa cơ khí với kỹ thuật điện – điện tử, điều khiển hệ thống và công nghệ thông tin.

Từ cơ điện tử, tiếng Anh “Mechatronics” được viết tắt của từ ghép giữa Mechanics và Electronics, được người Nhật sử dụng đầu tiên vào năm 1975.

Các sản phẩm và hệ thống Cơ điện tử xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực như trong sản xuất theo dây chuyền ( sản xuất nước giải khát, bia, bánh kẹo, mỹ phẩm,…, lắp ráp ô tô), trong các hệ thống bán hàng tự động, trong hệ thống in ấn, lĩnh vực y tế, tự động hoá của ô tô, lĩnh vực hàng không – không gian, hệ thống tấn công và phòng thủ trong quân sự, …

Ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử thuộc khoa Công nghệ tự động đào tạo theo hướng lắp đặt, bảo trì và vận hành các hệ thống cơ kết hợp lập trình điều khiển và giám sát hoạt động của các dây chuyền sản xuất. Cụ thể:

Kiến thức:

  • Phân tích được các hệ thống điều khiển cho hệ thống cơ điện tử hoặc sản phẩm cơ điện tử. (hệ thống CĐT là hệ thống sản xuất bao gồm từ cấp liệu, gia công, lắp ráp, kiểm tra,… một cách tự động, hoặc hệ thống sản xuất theo quy trình từ cấp liệu, xử lý nguyên liệu, nghiền, trộn, lên men,…., kiểm tra, đóng gói, đóng chai,… ; sản phẩm CĐT là các sản phẩm về robot, máy tự động như máy bán hàng tự động, máy hút bụi tự động, máy cắt cỏ tự động,…) 
  • Vận dụng được những kiến thức về vi điều khiển, kỹ thuật lập trình PLC, lập trình máy tính, phần mềm thiết kế cơ khí và điện – điện tử, mạng truyền thông công nghiệp, nguyên lý hoạt động và trao đổi thông tin giữa các thành phần của hệ thống tích hợp.
  • Đạt được trình độ tiếng Anh TOIEC 450; đạt trình độ tin học ứng dụng B.

Kỹ năng:

  • Khai thác, vận hành, lắp ráp, bảo dưỡng các hệ thống Cơ điện tử hoặc các sản phẩm Cơ điện tử.
  • Sử dụng các thiết bị tự động hóa theo hướng tích hợp các hệ thống truyền động cơ khí, điện-khí nén, điều khiển truyền động điện; Vận dụng tốt các phương thức điều khiển: lập trình PLC, vi điều khiển, các loại cảm biến, mạng truyền thông công nghiệp.
  • Thực hiện kế hoạch, dự án, điều hành và quản lý kỹ thuật cho cụm, trạm và hệ thống tự động cũng như trong các hoạt động dịch vụ kỹ thuật liên quan.

Thái độ:

  • Tác phong nghiêm túc, có tính kỷ luật cao và trách nhiệm trong công việc, năng động trong công việc và không ngừng học tập, trau dồi nghề nghiệp, có tinh thần cầu tiến, có kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm.
  • Có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành cơ điện tử, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.

Kỹ năng mềm:

  • Lập kế hoạch và triển khai thực hiện công việc cho bản thân hoặc cho một nhóm theo kế hoạch chung của đơn vị.
  • Vận dụng được các kỹ năng giao tiếp cơ bản trong tìm kiếm việc làm và hòa nhập được vào các môi trường làm việc khác nhau.
  • Báo cáo thuyết trình được dự án ( trình bày ý tưởng, bảo vệ ý tưởng, báo cáo kết quả,..)

Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp:

  • Đảm nhận các công việc lắp ráp, vận hành, kiểm tra, bảo trì, sửa chữa các thiết bị tự động, Cơ điện tử trong sản xuất, trong dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến Robot, tự động hóa và sản phẩm Cơ điện tử.
  • Làm việc trong phòng kỹ thuật, phòng điều khiển giám sát thiết bị sản xuất.
  • Tham gia tổ chức sản xuất, kinh doanh, vận hành, khai thác, bảo dưỡng các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động, các hệ thống cơ điện tử, các thiết bị cơ điện tử. 

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

  • Có khả năng tự nghiên cứu, tự học tập, cập nhật kiến thức mới thuộc chuyên ngành đào tạo dựa trên kiến thức nền đã được trang bị.
  • Học liên thông Cao đẳng, Đại học ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử hoặc ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
Từ khóa: